cơn sốt học piano ở Trung Quốc

(Thethaovanhoa.vn) - Trước kia ở Trung Quốc có thời đàn piano bị đập phá vì bị coi là biểu tượng của giai cấp tư sản. Nhưng giờ có khoảng 40 triệu trẻ em Trung Quốc đang học nhạc cụ này. Tại sao lại có sự thay đổi lớn đến như vậy?
Keng Zhou (51 tuổi) hiện là Trưởng Khoa piano của Nhạc viện Thượng Hải. Khi bắt đầu tập chơi nhạc cụ này hồi năm 1973, Keng Zhou phải học với một cây đàn không còn nguyên vẹn. Chân đàn đã bị cưa đi để làm củi đốt, còn mặt ngoài đàn đã bị bóc ra để làm một chiếc bàn tạm.
Mốt của tầng lớp trung lưu
Trong nhiều năm ở Trung Quốc, nhạc cổ điển bị coi là một công cụ của chủ nghĩa đế quốc và đàn piano là nhạc cụ của giai cấp tư sản. Giống như nhiều trí thức của kỷ nguyên đó, cha của Keng Zhou đã phải về nông thôn làm việc. Khi trở lại thành phố, ông khao khát cuộc sống của các con mình ngập tràn trong âm nhạc.  
“Cha tôi nói tốt hơn hết là hãy học một nhạc cụ gì đó. Chị tôi học thanh nhạc. Cha tôi học violon và tôi học piano. Chỉ có điều thời Cách mạng Văn hóa, rất nhiều bản nhạc phương Tây đã bị tiêu hủy, nên cha tôi đã phải mượn một số bản nhạc mà bạn bè còn giữ được rồi chép tay cho chúng tôi học” – Keng Zhou kể. 
lang lang chơi piano
Thành công của Lang Lang đã khích lệ nhiều bậc cha mẹ thôi thúc con cái mình học piano.
4 thập kỷ đã trôi qua và thời thế đã thay đổi. Giờ đây, có tới 40 triệu trẻ em Trung Quốc đang học đàn piano. Hoạt động này hiện được coi là mốt trong tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc. Sở dĩ các bậc cha mẹ cho con cái họ học đàn piano là bởi nhìn thấy thành công ở mức hiện tượng của 2 nghệ sĩ piano siêu sao Trung Quốc Lang Lang và Lý Vân Địch (Lý Vân Địch đang thực hiện tour diễn đã bán hết vé ở 30 thành phố Trung Quốc).
“Rất nhiều bậc cha mẹ nói rằng: ‘Tôi không có cơ hội, nhưng nhất thiết các con tôi phải học đàn piano. Giờ thì chuyện học đàn piano đã dễ dàng hơn nhiều, chỉ cần có điều kiện” – Keng Zhou cho biết.
Trong khi thị trường cho piano ở châu Âu đang co lại, thì ở Trung Quốc lại đang bùng nổ. Trung Quốc hiện là nước sản xuất và tiêu thụ đàn piano lớn nhất thế giới. Năm 2012, Trung Quốc chiếm tới 76,9% sản lượng piano toàn cầu. Nhiều người sở hữu những cây đàn mang hiệu Steinway, Rolls-Royce, bởi họ coi đó là cách để thể hiện đẳng cấp.
Kê một cây đàn lớn trong phòng khách chứng tỏ chủ nhà không chỉ là người có văn hóa, có học, mà còn giàu có, bởi chỉ những ngôi nhà rộng lớn mới có chỗ kê những cây đàn như vậy.
Phương tiện đổi đời
Tại Nhạc viện Thượng Hải, nơi học phí tốn kém tới hàng chục ngàn nhân dân tệ/năm, những giai điệu nhạc cổ điển bay bổng trong khí trời Thu êm dịu. Đã 7 giờ tối của một ngày cuối tuần, nhưng các lớp học vẫn kín học sinh.
Wang Ming Gang, cậu sinh viên 21 tuổi nhút nhát đến từ tỉnh Sơn Đông, học piano ở đây 4 tiếng/ngày. Cha là một doanh nhân và mẹ là một công chức, họ có đủ khả năng để giúp Wang thực hiện được mơ ước trở thành một nghệ sĩ dương cầm.
“Bạn bè tôi không chọn học piano vì rất tốn kém. Hơn nữa, chơi piano không dễ, bạn không thể nổi tiếng chỉ với 2-3 năm học. Cha mẹ tôi không gây bất cứ một áp lực nào cho tôi. Con đường này là do tôi lựa chọn” – Wang cho biết. 
học piano
Không giống với trường hợp của Wang, Su Fan hiện đang học thạc sĩ piano và đã chơi nhạc cụ này hơn 1 thập kỷ. “Cha mẹ tôi khuyến khích tôi học vì chơi piano là mơ ước của mẹ tôi thời trẻ. Tuy nhiên, bà không có cơ hội được học” – Su Fan nói và cho biết anh muốn trở thành một giáo viên dạy piano, mặc dù công việc này không kiếm được nhiều tiền - “Tôi muốn dạy để có thêm nhiều trẻ em Trung Quốc biết chơi đàn piano, để truyền bá các ước mơ âm nhạc và ý tưởng của mình”.
Đối với nhiều gia đình ở Trung Quốc, đàn piano còn được coi là con đường để vào trường đại học, để ra nước ngoài và thậm chí để thoát khỏi các vùng nông thôn, kiếm được một chỗ đứng tốt hơn trong xã hội. Tuy nhiên, cứ cố ép con cái mình học piano không phải là một biện pháp đáng khích lệ.
“Đây là một phương pháp đã quá lỗi thời. Chơi đàn phải có cảm hứng và thấy thích thú thì mới thành công được. Trước đây, các bậc cha mẹ muốn con cái mình trở thành các “tiểu” Lang Lang hay Lý Vân Địch, thành một siêu sao, nhưng giờ họ đã bắt đầu thay đổi suy nghĩ. Giờ họ muốn con mình hiểu nhạc cổ điển và có cây đàn piano làm bạn đồng hành trong cuộc đời chúng” - Keng Zhou nói. 
VIỆT LÂM (theo BBC)
học piano, học đàn, học nhạc, học hát, trung tâm uy tín chất lượng hà đông, hà nội, hà đông, ao sen, mỗ lao, viện 103, 108, linh đàm, thanh xuân,  kim văn, kim lũ van lu, khương hạ, khuong ha, khương thượng, khương đình,trần phú, ngã tư sở, , tây sơn
Previous Post Next Post