Kitaro (dòng nhạc New Age)


Newage music - Những ngày đầu khai sinh


Trong thập niên 70, có 1 sự chuyển động của âm nhạc quốc tế mới bắt đầu nảy sinh. Khi ra đời, nó đã không có được sự nhận biết đầy đủ, rõ ràng.

Những năm 80, ghi nhận 1 số lượng khổng lồ các phân tích phê bình, lý luận trên khắp thế giới về sự kiện âm nhạc đầy bí ẩn này. Sau đó, tất cả đều nhận định chung rằng : không có gì bằng việc đặt cho nó cái tên NewAge music.

Vào những ngày đầu, khi mà Newage chỉ được xem như là 1 hiện tượng mới, chưa có mấy ấn tượng. Người ta chỉ xem nó như là một cái mới trong 1 thế giới nhiều cái mới (jazz, rock, trào lưu hippi cũng vừa ra đời trước đó không lâu).


Những người nghe, người xem, thậm chí cả những nhạc sĩ tạo ra nó cũng chẳng hiểu gì về ý nghĩa của Newage cả. Đơn thuần, người ta xem nó là 1 loại nhạc đa dạng màu sắc, 1 hình thức âm nhạc kết hợp những kiểu truyền thống để tạo thành 1 cái mới. Vâng! Rắc rối chính là do cái tên Newage của nó!

I. Newage:
Bắt nguồn của thuật ngữ Newage này là từ sự chuyển động về tinh thần của thuyết duy linh cuối thế kỉ 19. Thuyết này ngày nay được biết đến dưới cái tên chuyên môn là Thần học (Theology). Nội dung của bộ môn này là đưa con người vào thế giới của tâm linh, phủ định lại sự phát triển của thế giới. Nó gây ra rất nhiều tiếng xấu cho những nhà trí thức, nhà khoa học .... (các bạn có thể tham khảo thêm các sách về thần học, phần này tôi lược bỏ phần diễn giải của tác giả về thần học).

Tuy nhiên, ý tưởng của xã hội đưa vào cho Newage lại không phải là đều chủ yếu mà thần học nhắm tới. Mà đó là sự kích thích, gợi mở những tâm hồn, những trái tim hướng về bản chất tự nhiên của con người -> ý tưởng cấp tiến cho nhiều thế hệ nhằm cứu vãn 1 thế giới đầy rẫy bất công, chiến tranh, bệnh tật, thiên tai ... Cần phải kể thêm sự ảnh hưởng của bộ môn chiêm tinh học vào Newage...Tất cả những điều đó tựu trung lại tạo thành ý tưởng về một bình minh của thời đại mới.

Có thể đặt câu hỏi tại sao loại âm nhạc mới này lại phục vụ cho mục đích đó. Vâng! Chỉ có 1 câu trả lời:" vì đó là ước vọng của loài người tiến bộ". Đó là điều hiển nhiên, tất yếu, không thể phủ nhận. Do đó, ta có thể thấy trong Newage music chứa đựng rất nhiều tính văn hóa của thính giả ....

Có thể trong ý nghĩa sâu xa của Newage, ta bắt gặp những gì đã cũ ( như là 1 niềm tin thơ ngây vào cuộc sống, tin tưởng vào thế giới tươi đẹp <-- chủ nghĩa lãng mạn cổ điển). Nhưng! Trong nó lại vẫn có được những điều xứng đáng được gọi là Mới. Như những phạm trù triết học đạo đức có giá trị thực tiễn: tu dưỡng bản thân -> 1 con người tốt ->1 tập thể đạo đức ->1 thế giới hoàn hảo. Có thể ai đó nói rằng: Thật siêu tưởng!. Còn tôi (tác giả), sẽ nói rằng:" ...Bạn sẽ chẳng làm được gì nếu như bạn không hoàn thiện tâm hồn bạn trước tiên!".

Vâng! Trước hết hãy đạt được sự thuần khiết trong tâm hồn! Đó là điều cốt yếu nhất trong ý nghĩa của Newage .... Tôi đã tìm hiểu các tác phẩm, tác giả của Newage, và tôi đã thấy 1 điểm chung giữa chúng (Newage và Newage music): sự thuần khiết!

II.Newage music - nhìn từ bên trong:

Chắc chắn 1 điều rằng: " Khi có một ý thức xã hội mới sẽ tạo ra một dạng âm nhạc mới". Newage music cũng không nằm ngoài qui luật đó.

Nhìn từ góc độ bên trong, Newage music có đặc trưng như là 1 liệu pháp tâm lý học. Điều này có thể lý giải là do cuộc sống hiện tại quá bận rộn, phức tạp. Bản thân con người không thể thay đổi để theo kịp với lối sống đó.

Nhạc Newage đại diện cho sự mở rộng tâm lý học. Dùng âm thanh bao bọc, đưa người nghe thoát ra khỏi trạng thái hiện tại. Bằng việc tạo ra âm thanh dẫn đến những hình ảnh rộng lớn, cho đến những chi tiết nhỏ bé được miêu tả -> Newage music đã tạo ra một không gian thực sự bằng âm nhạc.

Những giai điệu có nhịp điệu + âm thanh sống động miêu tả việc bay, lượn, lướt .... những ngoại cảnh ngoài trời tự nhiên, âm thanh của gió, của nước, những con chim, côn trùng.... hiệu ứng âm thanh ấy trong mọi trường hợp, sẽ đưa con người thoát ra khỏi thân thể họ hoặc ít nhất cũng giúp họ tách khỏi môi trường âm thanh thường ngày. Và do đó, ở một góc độ khác, đó là một liệu pháp tâm lý .... ( và ở một góc độ nào đó, bạn sẽ thấy lưỡi gươm bén nhọn của Burin tràn đầy .... tình thương mến thương !)

Loại âm nhạc này đẩy mạnh một sự chuyển động tâm lý phía bên trong của người nghe. Trích dẫn từ bài viết của nhà tâm lý học P.M.Hanel:" Đó là 1 thứ âm nhạc! Một sự trầm tư, 1 điều kì diệu, 1 thứ ma thuật bắt buộc cho sự hấp thụ tinh thần, cải tạo tâm trí bên trong, thậm chí giúp anh ta tự giải mã chính mình ... " ..........

III. Newage music - Nhìn từ bên ngoài:

Âm nhạc Newage chứa đựng về lòng tin tinh thần hoặc những hệ thống về đức tin. Một cách hiểu khác, nó chứa đựng tính Triết học và yếu tố về mặt tinh thần --> điều này thì có lẽ đã in sâu trong bản chất con người.... phần này đề cập nhiều đến thiền pháp, tôi cũng lược bỏ ...

Chia sẻ hoặc lan truyền đức tin thánh thiện của 1 ai đó tới người khác với những gì thuần khiết nhất --> điều chính yếu nhất dễ nhận ra nhất của Newage music.

Một khía cạnh khác được mở rộng trong nhạc Newage, đó là nó có thể tạo ra một ngữ cảnh để biểu thị những ý tưởng trữ tình. Nó khuyến khích đầy đủ những cảm xúc từ nhẹ nhàng, đa cảm tới mãnh mẽ ...

Thính giả có sự chú ý đặc biệt tới khuynh hướng và đường lối phát triển của Newage music . Họ có cơ hội để mở rộng tâm lý, tự mình khám phá những nền văn hóa xa xôi, đắm mình trong những ý tưởng và cảm xúc âm nhạc ....

V. Phân loại nhạc New Age

New Age có khỏang 7 phân nhánh (theo allmusic.com)
- Techno-Tribal: Gabrielle Roth and the Mirrors, Michael Brook, Djam Karet
- Solo Instrumental: Alex de Grassi, John Boswell, Liz Story
- Progressive Electronic: Ryuichi Sakamoto, Patrick O'Hearn, Robert Rich & B. Lustmord
- Neo-Classical: Peter Michael Hamel, Mannheim Steamroller, Eric Tingstad & Nancy Rumbel
- Meditation: Aeoliah, Spotted Eagle, Solitudes
- Ethnic Fusion: Tri Atma, Jesse Cook, Peter Kater & Carlos Nakai
- Contemporary Instrumental: Kitaro, Liona Boyd.

1. Techno-Tribal: ( nhạc thổ dân)
Techno Tribal được xem là ấn tượng nhất giữa những thể loại nhạc kết hợp electro-acoustic Nó là sự kết hợp giữa hình thức âm nhạc thời nguyên thủy ( hay bộ lạc cổ xưa) và những phát minh âm nhạc mang tính chất kỹ thuật mới của người nghệ sĩ.
Những nhạc cụ, giai điệu từ văn hóa nguyên thủy của người Châu Phi, Australia, Bắc Mỹ hay Nam Mỹ, + nhạc điện tử phức tạp => chúng được pha trộn vào nhau theo tỉ lệ 50/50. Tuy nhiên, để giữ vững được những thành công đã đạt được, các nghệ sĩ cần phải có những đổi mới để không bị tẻ nhạt vì những âm nhạc và văn hóa mà họ đang vay mượn.
Điển hình: Steven Halpern

2. Solo Instrumental:
Mang phong cách của những nhạc sĩ thuộc trường phái ấn tượng. Sử dụng chủ đạo các nhạc cụ: piano, guitar, Celtic harp. Thể hiện những xúc cảm tinh tế, thể hiện những khía cạnh của cuộc sống xung quanh Cũng như Neoclassical, Solo Instrumental cũng đang cố gắng khẳng định mình .
Điển hình: David Lanz - Lost in Paradise

3. Progressive Electronic:
Đây là một thể loại rất thịnh hành. Nó được phát sinh do chính bản thân công nghệ điện tử. Âm thanh hay âm nhạc được tạo ra hoàn toàn là do thiết bị điện tử.
Cách thể hiện của những người sáng tác trong thể loại này là thay đổi những âm sắc nguyên bản, đôi khi đạt tới những trạng thái không thể xác định. Và phần lớn họ tạo ra những âm thanh điện tử của riêng mình ( phân biệt với việc sử dụng thiết bị điện tử để tái tạo lại 1 âm thanh thực).
Cũng có thể hiểu Progressive Electronic dưới 1 cái tên khác là: Electro-acoustic music. Âm thanh điện tử chiếm phần lớn Âm thanh của nhạc cụ acoustic được ghi lại bằng thiết bị điện tử và được sử dụng lập đi lập lại như là 1 phần nhỏ giúp cho tác phẩm hài hòa, đầy đặn hơn.
Việc ra đời của Progressive Electronic mở ra những thế giới mới của việc nghe, nghĩ, cảm giác về âm nhạc và đa số, những nghệ sĩ chơi theo thể loại này sẽ phát huy tối đa công nghệ điện tử cho mục đích tạo ra âm thanh của mình, thậm chí là làm mất hẳn đi bản chất của âm nhạc.
Điển hình: Himekami - Exceeding Love

4. Neo-classical: ( tân cổ điển)
Nhiều nhạc sĩ đương đại không thể truyền tải hết được những điểm mạnh của âm nhạc cổ điển trong một thế giới mới hiện đại, đầy màu sắc. Và do vậy, họ đi theo những hướng riêng của mình. Tuy nhiên, âm nhạc cổ điển vẫn là nguồn cảm hứng quan trọng nhất Kỹ thuật sử dụng nhạc cụ để tạo ra nhiều màu sắc âm thanh mới vẫn đang là thách thức lớn cho các nghệ sĩ Neoclassical.
Nhánh nhạc này vẫn đang còn mò mẫm tìm đường đi riêng, nếu xét trong phạm vi New Age thì có lẽ nó lép vế hơn các nhánh khác rất nhiều.

5. Meditation: ( nhạc thiền)
Chắc chắn 1 điều, khi nói về Newage cũng như Newage music, thì không thể không nhắc đến tính chất thiền. Giai điệu, tiết tấu đều đặn, không sôi nổi, không quá sâu lắng => phục vụ tối đa cho mục đích thiền định.
Vận hành một cách êm ái, giai điệu nối tiếp nhau, không loạn nhịp Hòa âm của Meditation chủ yếu chỉ có một sắc thái và nó gần như cố định Meditation thường thể hiện những âm thanh ẩn trong thế giới tự nhiên, như: tiếng nước chảy, tiếng chim, tiếng côn trùng, hoặc nhiều thứ được kết hợp với nhau trong một bản thể chặt chẽ.
Điển hình: Karunesh - Zen Breakfast

6. Ethnic Fusion: (âm nhạc dân tộc đương đại)
Thể loại này thường được xem là kết quả của sự pha trộn các dòng nhạc của world music, hoặc là 1 thể loại nhạc không chịu ảnh hưởng của âm nhạc phương Tây.
Tuy nhiên, thực chất nguồn gốc của Ethnic Fusion là từ trong âm nhạc và tính triết lý của New Age music Nó hợp nhất nền âm nhạc dân tộc và âm nhạc điện tử đương đại.
Trong thể loại này, người ta tìm thấy được mục đích của những nghệ sĩ, đó là sự đồng nhất, hòa điệu giữa 2 loại nhạc tân-cổ, hướng ra thiên nhiên và thế giới, đồng thời mang đậm nét của 1 nền văn hóa nào đó.
Ethnic Fusion là 1 thể loại âm nhạc rất táo bạo khi nó được xây dựng trên nền tảng kết hợp giữa 2 trường phái âm nhạc đối nghịch nhau và đặc biệt là ly khai khỏi sự ảnh hưởng của âm nhạc phương Tây.
Cùng với Contemporary instrument music, nó chiếm vị trí quan trọng trong NewAge music . Một số nghệ sĩ tiêu biểu: Clannad (Celtic folk), Ottmar Liebert (flamenco), Kitaro (Japanese folk) ... Dòng nhạc này bắt đầu từ những năm 90, và hiện tại nó đã khẳng định được chỗ đứng của mình.
Điển hình: Kitaro - Shimmering Horizon

7. Contemporary instrument music (Biểu diễn khí nhạc đương đại)
Đây là cách thể hiện âm nhạc đặc trưng lớn nhất của Newage music, đưa đến những phạm vi rộng lớn về khái niệm không gian và cảm xúc.
Nó cũng có nguồn gốc từ Progressive Electronic Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn của nó với Progressive Electronic là:
+ Nhấn mạnh tới cảm xúc tinh tế, giai điệu đẹp, đơn giản, mang tính chất suy ngẫm, yên tĩnh.
+ Là sự kết hợp giữa nhạc cụ truyền thống và hiện đại: nhạc cụ điện tử và nhạc cụ acoustic (không dùng cách tái tạo âm thanh như là Progressive Electronic).
Mặt khác, trong thể loại này, người ta còn nhận thấy bóng dáng của pop, rock, jazz, folk, classical và world music. Cũng từ đây, một bước phát triển mới dẫn đến một thể loại mới ra đời: Ethnic fusion.
Điển hình: Jim Brickman - Angel Eyes

Điều này có nghĩa là không bắt buộc đối với 1 nghệ sĩ New Age. Họ có thể chơi nhiều phong cách khác nhau, có thể trong 1 Album có bài theo phong cách khác. Ví như trường hợp Enya, thì cô chơi Celtic là chủ yếu, ngoài ra còn có Ethnic Fusion và cả 1 thể loại hoàn tòan khác với New Age: Alternative Pop Rock. Thế nên nếu bạn chỉ mới nghe vài bài Pop nào đó của Enya mà bảo rằng cô hoàn toàn ko phải New Age thì hoàn toàn sai lầm.
Hay như :
+Yanni (neo-classical, Progressive Electronic gọi là new age pop cũng được)
+Suzanne Ciani (electronic - acoustic piano, Progressive Electronic)
+Enya (Celtic ethereal. Secret Garden cũng được gọi là Celtic đó các bạn)
+Kevin Kern (piano / solo & ensemble)

VI. Những nhạc sỹ và nhà soạn nhạc thuộc thể loại New Age
Tham khảo trang Web : Từ điển Wikipedia

VII.Toàn cảnh:

Bây giờ, chắc hẳn những người nghe nhạc đã có câu trả lời cho câu hỏi:" Vì sao trong cuộc sống đương đại này lại cần đến một thể loại nhạc về tinh thần hay niềm tin tôn giáo?"

Từ năm 1940, khi thế giới phát hiện ra căn bệnh stress. Người ta mới nhận thức được cái thế giới quá ồn ào, quá chật hẹp, đầy áp lực mà họ đang sống...

Sự xuất hiện của Newage music đã đáp ứng đầy đủ những mong ước của thính giả. Thật vậy! Nó là một thể loại nhạc dễ nghe, êm dịu, sâu lắng đã chinh phục được người nghe. Thính giả của nó đủ các lứa tuổi. Với những người trẻ tuổi, đó là loại nhạc khiến họ cảm thấy thoải mái, dễ chịu, bình tâm xoa dịu đi những kích động của tuổi mới lớn. Với những người lớn tuổi thì đó là một thế giới âm nhạc của riêng họ. Nơi họ có thể trầm tư, suy tưởng, hay 1 trạng thái cảm xúc nào đó.
http://www.thangkalucia.nl/images/newage.jpg

Ở một mặt khác, các nhà liệu pháp tâm lý tìm thấy được 1 thể loại âm nhạc thật lý tưởng cho bệnh nhân của mình. Hầu hết các nhà trị liệu tâm lý học ở Châu Âu và Bắc Mỹ đều chọn loại nhạc này để dùng trong những phòng bệnh của mình...

Về mặt Văn Hóa - Xã Hội, Newage music không phải là 1 thể loại nhạc thời trang hay thương mại. Nó chỉ dành cho những người cần những cảm xúc thật sự, suy nghĩ đúng đắn về bản chất con người và xã hội. Bên cạnh đó, những giá trị âm nhạc dân tộc cũng được biết đến. Người nghe thực sự bị cuốn hút bởi những âm thanh huyền bí đến từ Á Châu, hay âm nhạc cổ xưa từ 1 vùng nào đó ở Châu Âu mà họ còn chưa biết đến. Những cảm xúc, những ý tưởng để thực hiện âm nhạc đều mang giá trị hiện thực.

Newage music, 1 hiện tượng âm nhạc đương đại, mang dấu ấn Văn hóa, giá trị tinh thần, tình yêu cuộc sống, con người. Đó là âm nhạc của thời đại mới, của thế giới mới!!!
http://il.water.usgs.gov/nawqa/uirb/...8/wetlands.jpg

Xin kết thúc bài viết này với câu nói nổi tiếng về Newage music của nhà soạn nhạc Jon Hassell:
" Fourth World Music: classical by structure, popular by textural appeal, global minded"

Đây là câu nói nổi tiếng nhất về Newage music. Câu nói này hay quá, mà tôi không biết dịch sao cho hay. Mời các bạn cùng tham gia dịch nghĩa. Tôi nghĩ chúng ta sẽ có một câu giới thiệu rất hay về dòng nhạc này.
Cám ơn các bạn đã kiên trì đọc hết bài viết này!
 (Góp nhặt)

Post a Comment

Please Select Embedded Mode To Show The Comment System.*

Previous Post Next Post